Trang chủ Tin tức Rừng rậm Amazon thuộc châu lục nào trên thế giới?

Rừng rậm Amazon thuộc châu lục nào trên thế giới?

6
0
Chia sẻ
rung-ram-amazon-thuoc-chau-luc-nao
rung-ram-amazon-thuoc-chau-luc-nao

Mục Lục

Rừng rậm Amazon là khu rừng đa dạng sinh học bậc nhất và lớn nhất trên thế giới với diện tích lên đến hơn 7 triệu km². Khu rừng này có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu và nổi tiếng bởi sự đa dạng và phong phú của các loài động vật, thực vật quý hiếm. Vậy rừng rậm Amazon thuộc châu lục nào?

Rừng rậm Amazon nổi tiếng với sự đa dạng sinh học phong phú, là nơi sinh sống của hàng triệu loài thực vật và động vật mà chỉ có ở đây mới có. Rừng Amazon được ví như “lá phổi” của hành tinh khi đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu toàn cầu. Amazon là rừng mưa lớn nhất thế giới với diện tích khổng lồ lên đến 7 triệu km2. Rừng Amazon tương đương với diện tích của một số quốc gia lớn như Ấn Độ, đây là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc bản địa và là ngôi nhà của một loạt các động vật và thực vật đa dạng. Ước tính có khoảng 10 triệu loài côn trùng, loài thực vật, chim muông ở rừng Amazon.

Rừng rậm Amazon thuộc châu lục nào?

Rừng rậm Amazon thuộc châu Mỹ, cụ thể là ở châu lục Nam Mỹ. Vị trí rừng khoảng 80% khu vực sông Amazon trải đều trên nhiều quốc gia Brazil nhưng cũng trải dài qua Colombia, Venezuela, Peru, Bolivia, Ecuador, Surinam, Guyana. Đây là khu rừng nguyên sinh lớn nhất và đa dạng nhất trên Trái Đất nằm khu vực Nam Mỹ. Rừng rậm Amazon đóng vai trò rất quan trọng đối với khu vực Nam Mỹ, mang lại nhiều lợi ích về văn hóa, kinh tế cho Nam Mỹ. Cụ thể:

  • Là nguồn cung cấp gỗ và các lâm sản quý hiếm như mahogany có giá trị kinh tế lớn.
  • Rừng chứa nhiều loài thực vật có giá trị y học, nhiều loại dược liệu được sử dụng để chăm sóc sức khỏe con người.
  • Là nguồn cung cấp trái cây, quả hạt rất lớn cho thị trường tiêu thụ.
  • Rừng Amazon điều tiết khí hậu toàn cầu thông qua việc hấp thụ CO2 giúp giảm thiểu tác động của hiệu ứng nhà kính.
  • Hệ sinh thái phong phú đóng góp quan trọng vào việc duy trì đa dạng sinh học trên toàn cầu và còn bảo vệ nguồn nước, chống lại sự xói mòn đất.
  • Rừng Amazon thu hút hàng triệu du khách đến thăm quan tăng lợi nhuận phát triển chung về du lịch sinh thái cho Nam Mỹ.
  • Sông Amazon là nguồn cung cấp nước cho nhiều vùng nông nghiệp.

Đặc điểm của rừng rậm Amazon

Có vai trò quan trọng trong khí hậu toàn cầu

Rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái toàn cầu. Khu rừng này được mệnh danh là lá phổi xanh của hành tinh vì hấp thụ hàng tỷ tấn khí C02 mang đến không khí trong lành cho Trái Đất. Nó hấp thụ 1,5 tỷ tấn CO₂ mỗi năm, sản xuất một lượng lớn oxy thông qua quá trình quang hợp, duy trì nguồn nước trong khu vực. Rừng Amazon được tưới bởi nhiều con sông lớn trong đó có sông Amazon là con sông dài nhất và có lưu lượng nước lớn nhất thế giới.

rung-ram-amazon-thuoc-chau-luc-nao-1
Rừng Amazon có vai trò lớn để điều tiết khí hậu

Xem thêm: Châu lục nào có đất liền ở 4 bán cầu?

Sự đa dạng về sinh học

Rừng Amazon là nơi phong phú về sinh học cao nhất hành tinh khi có gần 400 tỷ cây và hàng triệu loài động thực vật khác nhau. Nhiều loại thực vật là cây thân gỗ lớn khổng lồ trở thành môi trường sống cho vô số loài động vật. Cây cối và thực vật trong rừng Amazon đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khí hậu tạo ra từ bốc hơi và điều tiết nhiệt độ các mùa.

Hệ sinh thái Amazon có cấu trúc tầng lớp rõ rệt

Có tầng lớp thực vật khác nhau có tầng cao nhất đến tầng dưới mặt đất giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời, điều chỉnh khí hậu, nhiều loại cây nhỏ hơn sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều loài động vật ăn cỏ và côn trùng.

Amazon là nơi sinh sống của nhiều loài động vật đa dạng

Rừng Amazon là nơi sinh sống của nhiều loài động vật có vú nổi tiếng như báo đốm, cá heo hồng, chúng thường sống trên cây hoặc dưới đất. Hệ sinh thái Amazon có hơn 1.300 loài chim trong đó gồm nhiều chim quý hiếm đóng vai trò quan trọng trong giữ cân bằng hệ sinh thái. Đây cũng là nơi sinh sống của hàng triệu loài côn trùng có vai trò quan trọng trong việc phân hủy chất hữu cơ.

Hệ sinh thái của rừng Amazon là một trong những hệ sinh thái phức tạp và rất đa dạng. Ở khu vực này có khí hậu nóng và rất ẩm do trời mưa hàng ngày nên tích tụ nhiệt độ trên mặt đất, hệ sinh thái thực vật phải thích nghi theo khí hậu bằng cách mọc cao để hấp thụ ánh sáng mặt trời, lá cây thường cong ở đầu để thoát nước mưa. Cây thường mọc thẳng để thích nghi với lượng nước dư thừa để không bị chết úng.

rung-ram-amazon-thuoc-chau-luc-nao-2
Rừng rậm Amazon là nơi sinh sống của hàng nghìn động, thực vật

Xem thêm: các châu lục và đại dương trên thế giới

Hệ sinh thái nước ngọt phong phú

Hệ sinh thái dưới nước từ sông Amazon và hệ thống nhánh của nó tạo nên một trong những hệ sinh thái nước ngọt lớn và phức tạp nhất thế giới.  Hệ sinh thái này gồm có sông chính, các nhánh sông, hồ, các vùng đất ngập nước không chỉ cung cấp nguồn nước mà còn kết nối nhiều khu vực rừng rậm Amazon. Hệ sinh thái nước ngọt của sông Amazon là nơi sinh sống của hàng ngàn loài sinh vật và các loài thực vật thủy sinh độc đáo chỉ tồn tại ở đây.

 Nhiều loài sống cộng sinh

Trong hệ sinh thái Amazon, nhiều loài sống trong mối quan hệ cộng sinh tương tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại, phát triển. Một số mối quan hệ cộng sinh như côn trùng thụ phấn và thực vật để đảm bảo quá trình thụ phấn và sinh sản còn côn trùng nhận được thức ăn từ mật hoa của hoa. Các loài dựa vào nhau để tồn tạo tạo nên một hệ sinh thái phức tạp, bền vững giúp duy trì sự cân bằng và đa dạng sinh học của rừng Amazon.

Bài viết trên đã giúp bạn nắm được thông tin rừng Amazon ở châu lục nào cùng đặc điểm chính của rừng Amazon. Qua bài viết có thể thấy vai trò của rừng rậm Amazon rất quan trọng, là mắt xích không thể thiếu đối với hệ sinh thái toàn cầu.

5/5 - (1 bình chọn)